Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Việc thoái vốn khỏi MSB AMC nằm trong kế hoạch phát triển của MSB theo đúng định hướng tập trung cho hoạt động kinh doanh chính là mảng ngân hàng.
Theo Maritime Bank, việc bán đầu giá lần này để thoái vốn, tái cơ cấu danh mục đầu tư của doanh nghiệp. Sau khi thoái vốn thành công, MSB sẽ không còn là công ty mẹ của MSB AMC.
Trước đó, HĐQT Maritime Bank có dự định chuyển nhượng toàn bộ toàn bộ giá trị vốn góp của doanh nghiệp tại MSB AMC. Tuy nhiên, Ngân hàng đã hủy quyết định này.
Việc thoái vốn khỏi MSB AMC nằm trong kế hoạch phát triển của MSB theo đúng định hướng tập trung cho hoạt động kinh doanh chính là mảng ngân hàng.
Cùng với Công ty tài chính TNHH MTC Cộng đồng (FCCOM), MSB AMC là một trong hai công ty con do ngân hàng sở hữu 100% vốn. Công ty được thành lập từ năm 2008 với mức vốn điều lệ hiện tại là 100 tỷ đồng.
Khá nhiều các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều thành lập một công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC). Nhiệm vụ chính của các AMC thường là xử lý nợ, quản lý khai thác tài sản, kinh doanh tài sản từ xử lý nợ hay tư vấn thẩm định tài sản.
So với các AMC của các nhà băng khác, MSB AMC có mức vốn điều lệ khá khiêm tốn nhưng kinh doanh hiệu quả trong năm 2019 với mức doanh thu đạt được lên tới 150,2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 15,62 tỷ đồng và 12,48 tỷ đồng.
Với quyết định thoái vốn tại MSB AMC, các tài sản hay khoản nợ xấu mà đơn vị này nắm giữ cũng sẽ ra khỏi bảng cân đối kế toán của MSB.
Các dự án tiềm năng bạn nên tham khảo :
1. Khu dân cư Tây Nam Center
2. Khu dân cư Lotus RiverSide
3. Khu dân cư Vins Residence
4. Khu dân cư Đức Hòa Center