Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết, một trong những khó khăn nhất hiện nay chính là không còn tiền để nhập xăng dầu từ các doanh nghiệp đầu mối và bản thân nhiều doanh nghiệp đầu mối cũng đang trong cảnh bị âm vốn, hết vốn kinh doanh vì lỗ kéo dài.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, trong lĩnh vực xăng dầu hiện nay, không ít doanh nghiệp xăng dầu đầu mối vài năm trở lại đây dù có doanh thu hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng tình trạng báo cáo lợi nhuận "tí hon" cuối năm rồi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bằng không hoặc nộp thuế "bé xíu" cũng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện nay.
Một trong những điều bản thân nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng thấy khó hiểu chính là việc hàng loạt doanh nghiệp được cấp phép hoạt động những năm gần đây liên tiếp trong tình trạng thua lỗ, âm vốn sở hữu. Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp bị âm vốn nhiều nhất hiện nay phải kể đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (trụ sở tại Thái Bình) bị âm vốn tới 1.664 tỷ đồng và đang trong cảnh tổng nợ cao gấp 1,1 lần tổng tài sản.
Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà là một trong những doanh nghiệp đang bị âm vốn khá nhiều (Ảnh: Nguyễn Bằng).
Còn với nhiều doanh nghiệp có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, không bị thua lỗ thì lại rơi vào cảnh nợ thuế hàng trăm tỷ đồng. Những hoạt động kinh doanh lỗ khó hiểu của các doanh nghiệp này chính là nguyên nhân khiến cho nguồn xăng dầu trên cả nước liên tục bị động, thiếu hụt, không đủ nguồn cung mỗi khi thị trường có biến động mạnh.
“Chính việc tù mù không rõ hoạt động của nhiều doanh nghiệp đầu mối nhỏ cùng hàng trăm thương nhân phân phối được cấp phép những năm gần đây đang diễn ra thế nào nên rất khó có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh của thị trường xăng dầu Việt Nam”, thành viên Hội đồng Quản trị một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn nói.
Theo xác nhận của vị này, với sự bùng nổ hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối và các thương nhân phân phối, giờ có rất ít người trong ngành, kể cả ở Bộ Công Thương có thể nắm rõ những dòng tiền, nguồn hàng dịch chuyển của doanh nghiệp xăng dầu khi không có bất cứ công cụ giám sát trực tiếp nào ngoài báo cáo của doanh nghiệp theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
“Trong kinh doanh, khi chu trình quản lý có lỗ hổng thì hoàn toàn có thể bị "dắt mũi" ngay lập tức. Chưa kể doanh nghiệp đầu mối có đủ chiêu để đối phó. Theo quy định của Nghị định 95, tất cả các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đều phải đáp ứng mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng, còn thương nhân phân phối xăng dầu phải bảo đảm mức dự trữ bắt buộc tối thiểu bằng 5 ngày cung ứng. Nhưng vì sao thị trường luôn thiếu nguồn cung kéo dài, phải chờ chính Bộ Công Thương trả lời”, vị này nói.
Một chuyên gia ngành xăng dầu cho rằng, việc nhiều doanh nghiệp xăng dầu bị âm vốn chủ sở hữu đang là câu hỏi lớn với việc điều hành của Bộ Công Thương trong thời gian tới. Theo vị này, doanh nghiệp khi đã cụt vốn, âm vốn thì việc đảm bảo quy định về nhập khẩu xăng dầu sao mà thực hiện được? Việc tham gia bình ổn thị trường khi đó lại càng xa vời hơn.
Các dự án tiềm năng bạn nên tham khảo :
1. Khu dân cư Tây Nam Center
2. Khu dân cư Lotus RiverSide
3. Khu dân cư Vins Residence
4. Khu dân cư Đức Hòa Center