Tóm tắt nội dung [Ẩn]
NHNN vừa chính thức bổ sung hạn mức tín dụng cho 15 ngân hàng thương mại. Mức bổ sung thêm room tín dụng từ 0,7%-4%, tùy theo xếp hạng của từng ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước định hướng sẽ nới room tín dụng cho từng ngân hàng cụ thể nhưng vẫn ở trong con số chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của cả năm nay.
Chỉ tiêu này cũng được đặt ra từ đầu năm trong bối cảnh nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi như cuộc xung đột Nga-Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng gây tăng giá nguyên vật liệu...
Theo lãnh đạo NHNN, hiện tại kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ cao nhất. Nhưng đến ngày 26/8/2022, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây và nhiều ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức được giao trong đầu năm.
NHNN vừa chính thức bổ sung hạn mức tín dụng cho 15 ngân hàng thương mại. Mức bổ sung thêm room tín dụng từ 0,7%-4%, tùy theo xếp hạng của từng ngân hàng.
Theo tìm hiểu, trong đợt cấp thêm room tín dụng đợt tháng 9 năm nay, Sacombank là ngân hàng được nới room tín dụng cao nhất là thêm 4% so với hạn mức cũ 7%.
Các ngân hàng khác được NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này gồm : Agribank: 3,5%; HDBank: 3,4%; MB và SHB mỗi ngân hàng được nới thêm room tín dụng 3,2%; OCB: 3,1%; VIB (3%), Techcombank, Vietcombank (2,7%)...
Dù được chấp thuận về hạn mức tín dụng tăng thêm nhưng mức này, theo VCSB, vẫn là khá thấp so với các kỳ vọng của thành viên trên thị trường.
Đồng quan điểm với VCBS, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, trong đợt điều chỉnh lần này, mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2%, thấp hơn so với các kỳ vọng của thành viên trên thị trường. Do đó, dư địa để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có thêm một đợt điều chỉnh vào cuối năm nay vẫn còn.
Công ty chứng khoán ACBS thì cho biết, mức tăng hạn mức tín dụng toàn ngành khoảng 2% sẽ tương đương với 200.000 tỷ đồng. Theo ACBS, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 8 là 9,9%, nên để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% hàng năm, sẽ cần một đợt điều chỉnh hạn mức khác trước khi kết thúc năm 2022.
Còn theo các chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), từ năm 2013 đến nay, tăng trưởng tín dụng thường tăng cao hơn trong nửa cuối năm so với nửa đầu năm, chỉ trừ năm 2019. Điều này phù hợp với quy luật nhu cầu vốn mạnh hơn trong nửa cuối năm, tuy nhiên, năm 2022 có một đặc thù là năm phục hồi sau đại dịch, do đó, nhu cầu vốn đã tăng tốc mạnh trong giai đoạn đầu năm. Trong 7 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng lần lượt 17,9% và 49,7% so với cùng kỳ. Điều này hàm ý rằng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và đầu tư mới vẫn còn khá lớn.
Dựa vào bức tranh tín dụng chung và triển vọng phục hồi của nền kinh tế, các chuyên gia của VDSC đánh giá nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế vẫn sẽ ở mức cao, việc siết room tín dụng trong phần lớn thời gian của quý III sẽ phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và mở rộng của các doanh nghiệp trong thời gian còn lại của năm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế khi sau 3 tháng thực hiện, số tiền lãi đã hỗ trợ chỉ đạt 1,02 tỷ đồng.
“Sắp tới, chúng tôi kỳ vọng NHNN có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, tăng trưởng tín dụng cả năm ước có thể đạt 16%”, VDSC dự báo.
Mặc dù hạn mức tín dụng được nới lần này thấp hơn so với kỳ vọng, nhưng theo các chuyên gia, điều này có thể giúp tháo gỡ những điểm khó khăn nhất và thúc đẩy nền kinh tế duy trì xu hướng đi lên mà không gây thêm áp lực lên lạm phát do tăng trưởng quá nóng.
ACBS cho rằng, hạn mức bổ sung có thể tạo thêm áp lực tăng lãi suất trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng không ổn định trước áp lực giảm giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ. Tuy nhiên, tác động này được cho là không đáng kể vì mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh tăng để hạn chế sự mất giá của Đồng Việt Nam.
Theo ACBS, bước vào mùa cao điểm của nhiều ngành, khả năng tiếp cận vốn bổ sung dự kiến sẽ có lợi cho một số ngành như xuất nhập khẩu dự kiến sẽ được tiếp cận với các hạn mức tín dụng và khoản vay để phục vụ cho các hoạt động thương mại. Các nhà sản xuất sẽ có thêm khả năng tiếp cận vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và trả lương cho nhân viên.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ, FMCG có nhu cầu vốn lưu động cao sẽ được cấp vốn để dự trữ hàng tồn kho phục vụ mùa mua sắm cuối năm. Các ngân hàng đạt mức tăng trưởng thu nhập cao trong 6 tháng đầu năm 2022 2022 dự kiến sẽ được hưởng lợi do thu nhập lãi vẫn là nguồn đóng góp chính vào tổng thu nhập.
Dù vậy, ACBS không kỳ vọng sẽ có nhiều nguồn vốn cho các nhà phát triển bất động sản hoặc xây dựng, tuy nhiên, các khoản vay dành cho cá nhân và hộ gia đình (bao gồm cả các khoản vay mua nhà) có thể mang lại lợi ích cho ngành xây dựng và bất động sản nhà ở.
Các dự án tiềm năng bạn nên tham khảo :
1. Khu dân cư Tây Nam Center
2. Khu dân cư Lotus RiverSide
3. Khu dân cư Vins Residence
4. Khu dân cư Đức Hòa Center