Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Hình minh họa
UBND tỉnh Sơn La vừa có đề xuất gửi Bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch sân bay Mộc Châu. Theo đó, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2030, Mộc Châu sẽ là sân bay dân dụng với công suất 1 triệu hành khách mỗi năm. Giai đoạn 2 sau năm 2030 sẽ nâng công suất thành 2 triệu hành khách.
Vị trí sân bay chưa được công bố cụ thể song diện tích sân bay đến năm 2030 dự kiến khoảng 350ha và nâng lên thành 500ha vào năm 2050. Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng kinh phí khoảng 6.500 tỉ đồng.
Sau khi đi vào hoạt động, sân bay Mộc Châu ngoài đón các đường bay nội địa dự kiến còn được khai thác các đường bay quốc tế từ các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Trước đó, UBND tỉnh Sơn La có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng cảng hàng không Nà Sản. Theo đó, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị Thủ tướng chấp thuận về chủ trương đầu tư Nà Sản theo hình thức PPP và giao cho UBND tỉnh Sơn La triển khai thực hiện dự án.
Theo kế hoạch, sân bay Nà Sản giai đoạn 1 đạt công suất 1 triệu hành khách và 350 tấn hàng hóa/năm cần khoảng 2.560 tỉ đồng. Giai đoạn 2: mở rộng sân đỗ máy bay, nhà ga nâng công suất lên 2 triệu hành khách/năm là khoảng 468 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Sơn La, hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bày tỏ mong muốn được đầu tư dự án sân bay Nà Sản. Trong đó, từ năm 2021, Công ty cổ phần Him Lam thủ đô đã có văn bản gửi UBND tỉnh Sơn La đề nghị được nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư sân bay Nà Sản theo phương thức PPP.
Liên quan đến đề xuất này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành sau đó đã chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu kiến nghị về việc đầu tư xây dựng CHK Nà Sản theo phương thức đối tác công tư của UBND tỉnh Sơn La.
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc.
Dân số Sơn La hiện có khoảng gần 1,25 triệu người. Về phát triển kinh tế, địa phương này là một trong những tỉnh nằm trong diện khó khăn của cả nước, cơ cấu kinh tế chủ yếu phát triển mạnh nông lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. Theo thống kê năm 2021, tỉnh Sơn La nằm trong nhóm 7 tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn 10% (15,1%).
Về du lịch, bên cạnh một số danh lam thắng cảnh, Sơn La có một số thế mạnh về văn hóa, ẩm thực đa dạng của nhiều đồng bào dân tộc. Năm 2022, tỉnh Sơn La phấn đấu đón 3,2 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.800 tỉ đồng, tăng trên 2.000 tỉ đồng so với năm 2021.
Các dự án tiềm năng bạn nên tham khảo :
1. Khu dân cư Tây Nam Center
2. Khu dân cư Lotus RiverSide
3. Khu dân cư Vins Residence
4. Khu dân cư Đức Hòa Center