Menu

Tại sao sức tàn phá của Covid -19 đối với kinh tế là vô đối?

Krish Nguyen - Một số người so sánh tác động của Covid-19 với SARS năm 2003. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thành Tự Anh việc so sánh này là vô cùng khập khiễng. Dịch Covid-19 bùng nổ đúng vào giai đoạn dễ bị tổn thương của chu kỳ kinh tế toàn cầu. Sức tàn phá và hệ lụy của Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới là đặc biệt nghiêm trọng, đến mức không một đại dịch cận đại nào có thể so sánh được.

Sau đây CafeLand xin trích dẫn những phân tích của TS Vũ Thành Tự Anh Giám đốc, Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam phân tích đánh giá về những ảnh hưởng của dịch Covid -19 đối với kinh tế toán cầu và Việt Nam.

 

TS Vũ Thành Tự Anh

Những dấu hiệu suy giảm kinh tế

Năm 2019, tăng trưởng toàn cầu chỉ ở mức 2,9% - thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009. Kết quả hoạt động của hầu hết các nền kinh kế quan trọng cuối năm 2019 vừa thấp vừa bất định. Cụ thể quý 4/2019, tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt 2,1%, của Trung Quốc đạt 6% (thấp nhất trong 27 năm qua), còn của Nhật giảm 6,3%. Riêng trong tháng 12/2019, sản lượng công nghiệp của Đức và Pháp đều tăng trưởng âm, lần lượt là âm 3,5% và âm 2,6%.

Bước sang quý 1/2020, kinh tế Trung Quốc gần như đình trệ. Trong tháng 2, tiêu thụ than vốn chiếm khoảng 60% tiêu dùng năng lượng của nước này giảm 38% so với cùng kỳ 2019. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2/2020 rơi tự do từ 50 xuống 35,7. Việc phong tỏa nhiều thành phố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận chuyển, khiến cho nguyên vật liệu sản xuất bị ách tắc, nhiều công nhân Trung Quốc không thể trở về nơi làm việc sau Tết, khiến cho các chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế toàn cầu không chỉ thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng, mà quan trọng hơn, nằm ở những vấn đề có tính cơ cấu của các nền kinh tế lớn. Mỹ, Nhật, Anh và nhiều nước G20 đang thâm hụt ngân sách nặng nề và nợ công đã ở mức rất cao.

Đồng thời, lãi suất ở các nền kinh tế quan trọng nhất trong G20 đều đang rất thấp, thậm chí bằng 0 ở nhiều nước EU và âm ở Nhật Bản. Hệ quả là chính phủ có rất ít dư địa để can thiệp về tài khóa và tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế khi đại dịch toàn cầu hoành hành.

Nếu như báo cáo mới nhất (1/2020) của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu còn dự báo kinh tế thế giới sẽ bình ổn và phục hồi nhẹ trong năm 2020 và 2021 thì bây giờ các nhà kinh tế bắt đầu nói đến hai chữ “suy thoái”.

Để khắc phục nguy cơ suy thoái toàn cầu buộc phải có những giải pháp toàn cầu. Nhưng đáng tiếc, thế giới lại đang xung đột và chia rẽ sâu sắc, tình trạng mà một số nhà quan sát dự báo sẽ trở thành “chiến tranh lạnh mới” với sự mâu thuẫn về lợi ích chiến lược cốt lõi giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga.

Ở châu Âu, nước Anh đã ra khỏi EU và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ của khối này. Ngay trong phạm vi từng nước, bất đồng giữa các đảng phái cũng đang gây ra sự chia rẽ ở Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác.

Gần đây nhất, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia và nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Syria tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa, khiến thiện chí và nỗ lực phối hợp toàn cầu để chống đại dịch cũng những hậu quả kinh tế của nó trở nên xa vời.

3 nguyên nhân khiến Covid 19 trở nên khốc liệt

Nhìn cận cảnh hơn, tác động khác biệt “một trời, một vực” đối với kinh tế toàn cầu của SARS và Covid-19 xuất phát từ các nguyên nhân chính.

Thứ nhất, so với Covid-19, phạm vi lây nhiễm của SARS tương đối hẹp, chỉ 26 nước, trong đó tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Số lượng người tử vong tổng cộng là 774 người, chưa tới 12% số lượng tử vong do Covid-19 gây ra cho đến ngày 16/3/2020.

Hơn nữa, dịch SARS kết thúc trong vòng 2 quý, nhờ vậy kinh tế toàn cầu đã hồi phục nhanh chóng theo hình chữ V. Trái lại, Covid-19 xảy ra cho đến nay đã gần một quý, tâm điểm lan truyền di động hết đợt này đến đợt khác nên kinh tế toàn cầu liên tục ở trạng thái “đóng cửa” từng phần và vô cùng bấp bênh.

Thứ hai, khi SARS nổ ra và tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, các nền kinh tế này (đặc biệt là Trung Quốc) chưa quá quan trọng với kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, khi đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc mới đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Đức, Nhật, Pháp) và chỉ chiếm 5% trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Trong khi đó hiện nay nước này đã trở thành nước xuất khẩu lớn, chiếm đến 13% xuất khẩu toàn cầu.

Không những thế, các chuỗi giá trị toàn cầu hiện chiếm khoảng 75% tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục gây ra cú sốc to lớn cho tổng cung và sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tương tự về phía cầu, Trung Quốc hiện đang là nước nhập khẩu quan trọng nhất đối với hầu hết các nền kinh tế ở châu Á và là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 của Hoa Kỳ. Khách du lịch Trung Quốc trong năm 2018 tiêu 277 tỷ đô-la cho du lịch nước ngoài. Tóm lại, Trung Quốc đang tạo ra một lượng cầu bên ngoài to lớn cho rất nhiều nền kinh tế.

Tại sao sức tàn phá của Covid -19 đối với kinh tế là vô đối?

Thứ ba, khác với SARS và các đại dịch toàn cầu gần đây, lần này Covid-19 phát tán mạnh nhất ở các nền kinh tế lớn nhất. Bảng 1 cho thấy 10 nền kinh tế lớn nhất cùng nhau tạo ra 66% GDP, 69% sản lượng công nghiệp chế biến, chế tạo, 46% xuất khẩu, và 56% xuất khẩu chế biến chế tạo toàn cầu. 10 quốc gia này cùng nhau chiếm tới 71% số ca nhiễm và 79% số ca tử vong do covid-19. Rõ ràng là với tầm quan trọng của mình, khi các quốc gia này viêm phổi, cả thế giới sẽ lao đao.

Các dự án tiềm năng bạn nên tham khảo :

1. Khu dân cư Tây Nam Center

https://krishnguyen.com/dau-tu-bat-dong-san/du-an-tay-nam-center-khu-dan-cu-long-cang-residence-cap-nhat-moi-nhat-2022/

2. Khu dân cư Lotus RiverSide

https://krishnguyen.com/dau-tu-bat-dong-san/du-an-lotus-riverside-khu-dan-cu-long-cang-residence-cap-nhat-moi-nhat-2022/

3. Khu dân cư Vins Residence

https://krishnguyen.com/dau-tu-bat-dong-san/du-an-vins-residence-khu-dan-cu-long-cang-residence-cap-nhat-moi-nhat-2022/

4. Khu dân cư Đức Hòa Center

https://krishnguyen.com/duc-hoa-center


Tin liên quan
Chuyên gia tiết lộ thời điểm thị trường bất động sản sôi động trở lại
Chuyên gia tiết lộ thời điểm thị trường bất động sản sôi động trở lại
Chuyên gia cho rằng, thời điểm hiện tại, thị trường đang thanh lọc để minh bạch hơn. Trong thời gian tới, với động lực từ dòng vốn ngoại, các chính sách điều tiết bình ổn của Chính phủ, thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng sôi...

Ba quả tạ ghìm chân “vua thép” Hòa Phát
Ba quả tạ ghìm chân “vua thép” Hòa Phát
Nhu cầu suy yếu, giá thép giảm mạnh, chi phí đầu vào lên cao, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh là những yếu tố tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh quý 3.2022 của ngành thép nói chung hay Hòa Phát nói riêng.

Giá cổ phiếu Hòa Phát về vùng thấp nhất chưa từng có
Giá cổ phiếu Hòa Phát về vùng thấp nhất chưa từng có
So với mức giá cao nhất từng đạt được từ tháng 10/2021, thị giá hiện tại của HPG của Hòa Phát giảm hơn 61%, xuống mức 16.8500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua.

Hòa Phát đã qua thời
Hòa Phát đã qua thời
Tệ hơn dự báo, lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của Hòa Phát (HPG) giảm tới 117% so với cùng kỳ, tức lỗ gần 1.800 tỷ đồng.

Sau Hòa Phát, tới lượt Hoa Sen báo lỗ
Sau Hòa Phát, tới lượt Hoa Sen báo lỗ
Chung cảnh ngộ của các “ông lớn” đầu ngành, Tập đoàn Hoa Sen báo lỗ ròng gần 900 tỷ đồng trong quý cuối niên độ 2021-2022 do giá thép liên tục giảm và khó khăn trong việc bán hàng.

Cổ phiếu mất gần 70% thị giá, nhiều lãnh đạo Hoa Sen vẫn ồ ạt “xả hàng”
Cổ phiếu mất gần 70% thị giá, nhiều lãnh đạo Hoa Sen vẫn ồ ạt “xả hàng”
Gần đây, hàng loạt sếp lớn của Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) đồng loạt rao bán cổ phiếu HSG với số lượng lớn trong bối cảnh thị giá cổ phiếu này đã bốc hơi 70% so với hồi đầu năm.

Những dự án lấn biển “tầm cỡ” trên thế giới
Những dự án lấn biển “tầm cỡ” trên thế giới
Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được biết đến là "kinh đô" của những dự án lấn biển đình đám trên thế giới, bao gồm Palm Jumeirah, Deira Islands...

Năm dự án lấn biển quy mô lớn tại Quảng Ninh
Năm dự án lấn biển quy mô lớn tại Quảng Ninh
Những năm trở lại đây, nhiều dự án Bất động sản lấn biển đã được đầu tư xây dựng. Các dự án lấn biển không chỉ giúp cho quỹ đất được mở rộng mà giúp ứng phó với thực trạng biển đang ngày một ăn sâu vào đất liền.

Quảng Ninh sắp có tổ hợp nhà máy sản xuất công nghiệp 100ha
Quảng Ninh sắp có tổ hợp nhà máy sản xuất công nghiệp 100ha
Sáng 1/9, tại thị xã Quảng Yên đã diễn ra Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công tổ hợp dự án nhà máy sản xuất công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc.

Quảng Ninh giao 2,6ha đất cho Liên danh Handico 6 – Global Invest để xây nhà ở xã hội
Quảng Ninh giao 2,6ha đất cho Liên danh Handico 6 – Global Invest để xây nhà ở xã hội
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định về việc thu hồi đất, giao đất cho Liên danh Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư tài chính Toàn Cầu (Global Invest) và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico 6) để thực hiện Dự...

Xem thêm:

Nhận tư vấn miễn phí: 

Địa chỉ: 696B Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q, Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0901 85 84 85

Dự án
Fanpage

 

Bản quyền thuộc về Nhadatzin.com
To top
messenger icon messenger icon messenger icon zalo icon
call icon
messenger icon Messenger zalo icon Chat Zalo
call icon
messenger icon Tiktok messenger icon Khóa học